Đối với các cá nhân hay công ty có mô hình chi tiết lớn và cần phân tích nhanh chóng, công nghệ phân tích bằng mô hình Shell sẽ là lựa chọn đáng xem xét. Thông qua việc sử dụng mô hình Shell, thời gian tính toán và tài nguyên phân tích có thể giảm đáng kể. Điều này đặc biệt hữu ích khi làm việc với các mô hình chi tiết lớn và phức tạp. So với việc sử dụng mô hình Solid (mô hình rắn), sử dụng mô hình Shell có một số ưu điểm quan trọng. Đối với các đối tượng 2.5D, mô hình Shell giúp giảm thời gian tiền xử lý và tính toán đáng kể, bởi vì mô hình Shell sử dụng ít phần tử lưới hơn so với mô hình Solid, giúp tối ưu hóa quy trình và thiết kế và tiết kiệm thời gian. Một trong những ưu điểm lớn nhất của mô hình Shell là tốc độ tính toán nhanh. Do số lượng phần tử lưới ít hơn, quá trình tính toán trở nên hiệu quả hơn và giảm thiểu thời gian chờ đợi. Điều này đồng nghĩa với việc cải thiện hiệu suất làm việc và tăng cường khả năng phân tích nhanh chóng cho các mô hình phức tạp.

Moldex3D cung cấp cho người dùng sử dụng Shell các công cụ tiền xử lý thuận tiện và một bộ quy trình phân tích chế độ Shell hoàn chỉnh trong Studio, để người dùng có thể thực hiện các cài đặt phân tích và tiền xử lý lưới với quy trình liên tục từng bước giống như các mô-đun chế độ Solid khác. Ngoài ra, Moldex3D còn hỗ trợ Shell với tính toán từ xa trên Linux và các chức năng tối ưu hóa DOE, giúp giảm đáng kể thời gian tính toán và cho phép người dùng có được các giải pháp thiết kế tối ưu nhanh hơn. Dưới đây sẽ giới thiệu cách tạo dựng mô hình Shell trong Studio và các thủ thuật nhỏ.

Bước 1: Tạo một phân tích (Run) mới

Tạo một dự án mới và nhấp vào Moulding Type (Phương thức phân tích dòng chảy nhựa) để chọn Injection Moulding và chọn vào Mesh Type để chọn Shell. Import Shell (Nhập lưới) để nhập mô hình lưới đã hoàn thành trước đó và sẵn sàng cho công việc mô phỏng.

Để chuẩn bị mô hình Shell trong Studio, nhấp vào Import Geomatry (Nhập hình học) để nhập lưới bề mặt (ví dụ: STL, …) của sản phẩm và các thành phần khác như đường dẫn nhựa và lối vào nhựa (hoặc sử dụng các chức năng trong Tab công cụ để tạo bố cục theo cách thủ công), sau đó gán chúng với thuộc tính để tiếp tục.

Lưu ý: Sự khác biệt đáng kể nhất giữa Shell và Solid là quy trình tiền xử lý và phân bổ tab xử lí. Ví dụ như Tab Model, Mesh Tab ở chế độ Solid riêng biệt, nhưng ở chế độ Shell thì được gom gọn lại trong Tab Model

  1. Chỉ hỗ trợ ép phun thông thường.
  2. Loại hình học hỗ trợ IGS, STL và NAS.
  3. Loại lưới hỗ trợ MSH.

Bước 2: Sửa đổi độ dày của sản phẩm

Chuyển sang Model Tab và nhấp vào Modify Thickness (sửa đổi độ dày), chọn phần tử bề mặt cần điều chỉnh để đặt độ dày và nhấn Enter để xác nhận lựa chọn. Chọn Uniform (đồng nhất) và sửa đổi Thickness (độ dày), nhấp vào OK để hoàn thành việc sửa đổi độ dày và kết quả sẽ hiển thị phần độ dày được sửa đổi trên bề phần tử đã chọn.

Sau khi hoàn tất cài đặt, nhấp vào Final check (Kiểm tra cuối cùng) trên Model Tab để kiểm tra cài đặt mô hình.

Lưu ý: Nếu muốn thiết lập độ dày không đồng nhất, người dùng cần chọn Non-Uniform để chỉnh sửa các nút lưới liên quan.

 

Bước 3: Đặt vật liệu và điều kiện quy trình

Chuyển sang Tab Home, click chọn Material Wizard để chọn vật liệu. Nếu người dùng muốn sử dụng vật liệu nhựa nhiệt rắn, vui lòng chọn mục có đánh dấu Shell (xem hình bên dưới). Nhấp vào Process Wizard (Trình hướng dẫn quy trình) để đặt điều kiện quy trình, Project (Dự án) → Filling/Packing setting (Cài đặt điền đầy/bão áp) → Cooling setting (Cài đặt làm mát) và sau khi hoàn tất cài đặt tham số, nhấp vào Finish (Kết thúc) để hoàn tất cài đặt.

Bước 4: Kết quả phân tích

Nhấp vào Analysis (Phân tích), chọn các trình tự phân tích sẽ tiến hành và nhấp vào Run (Chạy phân tích) để chạy phân tích. Sau khi phân tích xong, chọn trên Model Tree để xem kết quả dự án Shell, sau đó người dùng có thể sử dụng công cụ trong Result tab (tab kết quả) để quan sát kết quả phân tích.

Lưu ý: 

  1. Nếu người dùng có yêu cầu tính toán khác có thể nhấn vào mục Computation (Tính toán) để sửa đổi.
  2. Mô-đun Shell hỗ trợ phân tích Linux để tăng tốc thời gian hoạt động.

Nguồn: http://moldex3d.com/blog/tips-and-tricks/how-to-build-a-shell-model-in-studio/

Leave A Comment